Phát triển kinh tế bền vững: Sản xuất gắn với đa dạng sinh học

Hiện nay, đa dạng sinh học đang trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng do những hậu quả và hành động của con người. Để phát triển kinh tế bền vững cần gắn đa dạng sinh học vào các dự án.

ASEAN 2020: ASEAN – Nhật Bản nỗ lực vì một nền kinh tế bền vững Hòa Bình: Ngành dịch vụ là định hướng cho phát triển kinh tế bền vững

Phấn đấu năm 2030, Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng

Hôm nay 1/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học với chủ đề “Hành động khẩn cấp về đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững” theo hình thức trực tuyến.

Hội nghị do Chủ tịch khoá 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc Volkan Bozkir chủ trì, được tổ chức nhằm khẳng định cam kết cải thiện mối quan hệ của con người với thiên nhiên; xác định hướng giải quyết các nguyên nhân gây thay đổi đa dạng sinh học; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm đa dạng sinh học trong các hoạt động phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển kinh tế bền vững: Sản xuất gắn với đa dạng sinh học
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định: Hiện nay, đa dạng sinh học đang trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng do những hậu quả và hành động của con người.

“Chúng ta thậm chí có thể thấy rõ ràng "lời nguyền của tự nhiên" từ nhiều quốc gia, trong đó có đất nước chúng tôi, một quốc gia với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đang phải hứng chịu hậu quả từ việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên đa dạng sinh học – một minh chứng rõ ràng về mối quan hệ nhân quả giữa con người và thiên nhiên”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Trần Hồng Hà kêu gọi các quốc gia phối hợp hành động khẩn cấp, quyết liệt và thiết thực hơn nữa để bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học thông qua một số hành động như: Chuyển đổi tư duy từ mô hình phát triển kinh tế khai thác tự nhiên sang nền kinh tế dựa trên hệ sinh thái tự nhiên, cân bằng với tự nhiên; lồng ghép vấn đề đa dạng sinh học vào các dự án phát triển; thực thi các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn khẩn cấp tình trạng ô nhiễm chất thải nhựa đại dương; khuyến khích xây dựng và tích cực tham gia thực hiện các sáng kiến khu vực và toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề, thách thức về môi trường, chú trọng thiết lập mối quan hệ một cách tôn trọng và hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu Chính phủ sửa đổi Luật Đa dạng sinh học để Việt Nam đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế và xu hướng phát triển của thế giới.

Trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) của Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung đang trên đà suy giảm một cách đáng báo động. Các hệ sinh thái bị thu hẹp, bị chia cắt và suy giảm chất lượng; nguồn gen bị thất thoát, mai một... Nguyên nhân của tình trạng này là do áp lực gia tăng dân số kéo theo việc khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, không bảo đảm cho việc tái tạo lại. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường đã tác động tiêu cực mạnh mẽ đến ĐDSH.

Bảo tồn ĐDSH có ý nghĩa quan trọng nhằm giữ cho sinh quyển ở trạng thái cân bằng. Để ngăn chặn các yếu tố có hại và phát huy các yếu tố có lợi cho hoạt động của tự nhiên cũng như của con người, cần phải thực hiện những biện pháp nhằm phòng chống suy thoái, bảo vệ ĐDSH.

Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ là vấn đề của một quốc gia, một địa phương, vùng lãnh thổ hay một cá nhân mà là vấn đề chung của tất cả các nước. Vì vậy, trước hết, mỗi người cần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mình về bảo tồn ĐDSH.

Hà Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn cuộc sống.
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong thời điểm Tết Trung thu đang đến gần, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo.
Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1873/QĐ-BCT ngày 20/7/2023 về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 – Vietnam Grand Sale 2023”. Theo đó, Chương trình sẽ được diễn ra từ ngày 4/12/2023 – 10/1/2024 trên phạm vi toàn quốc.
CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

Giá lương thực, thực phẩm và giá điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước.
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh.
Hơn 185.000 liều vaccine 5 trong 1 do UNICEF hỗ trợ đã về tới Việt Nam

Hơn 185.000 liều vaccine 5 trong 1 do UNICEF hỗ trợ đã về tới Việt Nam

185.700 liều vaccine DTP-VGB-Hib do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF hỗ trợ khẩn cấp cho Bộ Y tế vừa về tới Việt Nam, góp phần khắc phục tình trạng giảm tỉ lệ trẻ tiêm chủng và thiếu vaccine 5 trong 1 trong thời gian vừa qua.
Tăng cường năng lực quản lý kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật

Tăng cường năng lực quản lý kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030”.
Chính phủ nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Chính phủ nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động