Hà Nội: Phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản theo hướng bền vững

TH&SP Với định hướng chăn nuôi bền vững, đạt hiệu quả cao, thời gian qua chất lượng đàn bò nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được nâng cao rõ rệt, đặc biệt, việc phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản đã cho thấy đây là hướng đi đúng đắn và hiệu quả. Thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục định hướng phát triển tập trung chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại những vùng gò đồi (gồm các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Quốc Oai).

Hiện nay, tổng đàn bò thịt, bò sinh sản của Hà Nội tính đến tháng 8/2020 là 130 nghìn con. Đàn bò thịt, sinh sản tại 39 xã, vùng chăn nuôi bò thịt trọng điểm là 38.307 con/18.143 hộ, trong đó bò cái sinh sản 23.233 con. 92 trang trại chăn nuôi bò thịt quy mô lớn ngoài khu dân cư với tổng đàn bò 2.422 con.

Tiêu biểu có một số hộ chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản điển hình như hộ ông Vũ Kim Lâm (Thuần Mĩ - Ba Vì): 90 con; ông Trần Văn Thắng (Thọ An-Đan Phượng) chăn nuôi thường xuyên 120 con, công suất chuồng nuôi 250 con; ông Đặng Đình Hậu (Lam Điền - Chương Mỹ): 53 con.

Chăn nuôi bò thịt cao sản được xác định là hướng đi có hiệu quả, bền vững và ổn định ở ngoại thành Hà Nội

Tổng đàn bò thịt, bò sinh sản của Hà Nội đến thời điểm tháng 8/2020 là 130.000 con


Bên cạnh đó, Hà Nội có cơ cấu đa dạng với nhiều giống bò chất lượng cao như 65% bò lai Zebu, gần 30% bò lai hướng thịt (Angus, Droughmasster, Wagyu, BBB….), bò vàng địa phương còn gần 5%. Đàn bò được phát triển giống theo 3 nhóm chiến lược: Chuyên thịt (F1, F2, BBB), chuyên thịt chất lượng cao (F1 Wagyu), kiêm dụng (lai Brahaman, Chalorais, Angus…).

Hiện nay, người chăn nuôi bò thịt đã chủ động được nguồn giống cung cấp cho chăn nuôi thương phẩm của Thành phố, tạo ra nguồn giống chất lượng cao, năng suất. Cùng với đó, công tác lai tạo giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được triển khai mạnh trên địa bàn Thành phố, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đối với bò thịt đạt trên 80%. Tổng số bê sinh ra từ phương pháp hàng năm khoảng 60.000 con. Chính vì thông qua công tác lai tạo giống vật nuôi nên chất lượng đã được nâng cao, hạn chế dịch bệnh.

Tuy nhiên, Hà Nội chưa tạo thành vùng chăn nuôi bò thịt công nghệ cao, cộng với giá thành bê giống cao, bán được giá nên các hộ chăn nuôi bò khi sinh ra bê bán ngay cho các tỉnh, dẫn đến tình trạng thiếu hụt đàn bò cái nền sản xuất.

Bên cạnh đó, một số địa phương vẫn còn tập quán chăn nuôi lạc hậu, đa phần nhỏ lẻ, chưa tiếp cận, nhận thức rõ lợi ích cải tạo, nâng cao giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo mà vẫn áp dụng phương thức phối giống dẫn đến năng suất thấp, chất lượng chưa cao.

Chăn nuôi bò thịt cao sản được xác định là hướng đi có hiệu quả, bền vững và ổn định ở ngoại thành Hà Nội

Chăn nuôi bò thịt cao sản được xác định là hướng đi có hiệu quả, bền vững và ổn định ở ngoại thành Hà Nội


Bàn về vấn đề này, ông Tăng Xuân Lưu, Giám đốc Trung tâm Bò và Đồng cỏ Ba Vì cho biết, để phát triển bền vững chăn nuôi bò thịt, thành phố Hà Nội nên đi theo con đường phát triển đàn bò thịt chất lượng và làm giống. Đặc biệt, trong đó cần lưu ý 4 điểm quan trọng, trước hết là để có đàn bò chất lượng thì phải tiếp tục cải tạo đàn bò cái nền; xây dựng thương hiệu bò thịt Hà Nội thông qua tuyên truyền; đồng thời phải làm được cuộc cách mạng trong chăn nuôi bò thịt chỉ khi thành công trong cách mạng chế biến thức ăn TMR, TMF. Lúc đó, dù người nông dân không cần có ruộng vẫn hoàn toàn nuôi được bò thịt. Đặc biệt, do hiện nay xuất hiện nhiều bệnh mới và chủng mới của nhiều loại bệnh thông thường trên bò thịt nên ngành Thú y cần sát sao theo dõi, nghiên cứu them để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi bò thịt.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, trong thời gian tới Thành phố sẽ tiếp tục cải tạo, duy trì đàn bò cái nền, hạn chế tình trạng người dân bán bò sinh sản sang các tỉnh lân cận, khiến đàn bò không tăng được. Bên cạnh đó sẽ chú trọng hình thành các vùng chuyên canh cho chăn nuôi bò thịt và ứng dụng công nghệ trong chế biến thức ăn, hướng tới sản xuất thức ăn hỗn hợp TMR và TMF. Đồng thời Thành phố sẽ quan tâm hơn đến vấn đề đề xử lí môi trường; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo và đào tạo lại cho dẫn tinh viên; xây dựng thương hiệu thịt bò Hà Nội; phát triển các chuỗi thịt bò… để phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi bò thịt.

Hiện nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã định hướng vùng gò đồi (gồm các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Quốc Oai) để phát triển tập trung các sản phẩm chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Vùng bãi bồi ven sông như: Sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Tích để tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại gắn với bảo vệ vành đai xanh của Hà Nội, nuôi bò thịt chất lượng. Phấn đấu đến năm 2025 đàn bò cái sinh sản được thụ tinh nhân tạo đến 90% tổng đàn, trong đó lai tạo giống bò cao sản chiếm 45%. Đối với công tác giống bò, tăng cường phối giống theo phương pháp thụ tinh nhân tạo với giống bò thịt năng suất chất lượng cao: BBB phân ly giới tính đực, Senepol, Wagyu… để nhằm cải tiến nhanh chất lượng đàn bò.

Mai Quỳnh

Mai Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngày mai (14/5), vải thiều Thanh Hà 'bay' sang Australia

Ngày mai (14/5), vải thiều Thanh Hà 'bay' sang Australia

Lô vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đầu tiên của năm 2024 sẽ được đưa sang Australia bằng máy bay vào ngày 14/5.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp đà tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp đà tăng trưởng ấn tượng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một trong những “điểm sáng” của xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đầu năm là giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Giá trị xuất khẩu năm nay tăng hơn 32% so với cùng kì năm ngoái.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng trưởng ấn tượng

Trung Quốc & HK được đánh giá là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc “sôi nổi” nhất của Việt Nam trong năm 2023 và trong quý đầu năm nay.
Vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng như cảnh báo

Vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng như cảnh báo

"Sau quá trình kiểm tra kỹ lưỡng từ cả mẫu đất, nước, phân bón, vật tư, thuốc kích thích sinh trưởng, hóa chất xử lý sầu riêng. Chúng tôi đều không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng cadimi như Trung Quốc cảnh báo”, ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói.
Mở thêm chi nhánh tại Thủy Nguyên, HDBank góp động lực cùng mục tiêu lớn của Hải Phòng

Mở thêm chi nhánh tại Thủy Nguyên, HDBank góp động lực cùng mục tiêu lớn của Hải Phòng

Chi nhánh mới của HDBank đi vào hoạt động sẽ góp thêm động lực cho mục tiêu xây dựng và phát triển một thành phố mới trong tương lai gần tại Thủy Nguyên và Hải Phòng.
Brazil tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam

Brazil tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil trong quý đầu năm 2024 đạt gần 28 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.
Để sầu riêng không còn nỗi lo chung

Để sầu riêng không còn nỗi lo chung

Năm 2023, xuất khẩu sầu riêng mang về giá trị trên 2,24 tỉ USD và hiện vẫn đang tăng tốt. Tuy nhiên, ngành hàng này ẩn chứa nhiều bất ổn do phát triển quá nóng.
Hải Dương chủ động tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hải Dương chủ động tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Năm 2024, huyện Thanh Hà (Hải Dương) có 3.282 ha vải, trong đó vải sớm khoảng 1.900 ha, còn lại là vải thiều chính vụ. Theo đánh giá sơ bộ, năm nay, sản lượng vải của huyện Thanh Hà ước khoảng 20.000-22.000 tấn.
Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Các nhà nhập khẩu cá ngừ Trung Đông có xu hướng mở rộng nhập khẩu từ các nước khác tránh phụ thuộc vào Thái Lan, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc hay Seychelles. Do đó, cạnh tranh tại thị trường này đang ngày càng gia tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động