Dịch Covid-19: Chủ động điều hành thực hiện "mục tiêu kép"

Trước tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã có những ứng phó kịp thời nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng và từng bước thiết lập trạng thái bình thường mới.
Vốn thực hiện dự án FDI tăng 6,8% Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2023 Việt Nam bất ngờ nhập siêu hơn 1,3 tỷ USD

GDP 6 tháng dự báo đạt khoảng 5,8%

Cập nhập số liệu về tình hình kinh tế-xã hội hết tháng 5 với những phán ảnh khá rõ nét tác động từ đợt bùng phát thứ tư của đại dịch Covid-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra dự báo tình hình sáu tháng đầu năm với những chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản.

Đó là, quy mô tổng sản phẩm trong nước 6 tháng dự báo đạt gần 4 triệu tỷ đồng; tốc độ tăng GDP dự báo đạt khoảng 5,8%, thấp hơn 0,42 điểm phần trăm so mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và thấp hơn 0,12 điểm phần trăm so mục tiêu kịch bản cập nhật lại tại thời điểm quý I/2021.

Sản xuất công nghiệp - xây dựng dự báo tăng trưởng khoảng 7,85% với dự báo các sản phẩm dệt may, da giày, ô tô có mức tăng tốt. Tuy nhiên, sản phẩm điện tử - mặt hàng chủ lực trong hoạt động xuất khẩu được dự báo chỉ đạt mức tăng thấp, thậm chí tăng trưởng âm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát tại các khu công nghiệp.

Dịch Covid-19: Chủ động điều hành thực hiện
Chủ động điều hành thực hiện "mục tiêu kép"

So kịch bản điều hành tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, mức tăng trưởng này thấp hơn 0,71 điểm phần trăm và thấp hơn 0,06 điểm phần trăm so kịch bản cập nhật tại thời điểm quý I/2021.

Tương tự, khu vực dịch vụ được dự báo chỉ tăng trưởng khoảng 5%, đều thấp hơn so mục tiêu kịch bản của Nghị quyết số 01/NQ-CP và so mục tiêu kịch bản cập nhật tại thời điểm quý I/2021. Yếu tố tích cực là dự báo tiêu dùng tiếp tục xu hướng phục hồi, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội dự báo tăng khoảng 7,1%.

Về tình hình đăng ký kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp dự báo còn khó khăn, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có thể tiếp tục xu hướng tăng thấp (tăng khoảng 1,6%) nhưng số vốn đăng ký mới được dự báo có xu hướng tăng cao với mức tăng 34,8%. Đáng lưu ý, xu hướng doanh nghiệp rút khỏi thị trường được dự báo tiếp tục ở mức cao do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế từ đầu năm đến nay là kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; lãi suất, tỷ giá ổn định; chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tháng ở mức thấp nhất trong năm năm gần đây, tạo dư địa cho công tác điều hành giá trong mục tiêu dưới 4%.

Thu ngân sách nhà nước tăng 15,2% so cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhâp khẩu có tốc độ tăng cao, ước tăng 33,5% so cùng kỳ. Hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ; chương trình chuyển đổi số quốc gia cho doanh nghiệp Việt Nam được đẩy mạnh.

Báo cáo Cập nhật Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6/2021 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố cho thấy, nền kinh tế Việt Nam dường như đã phát triển tương đối tốt trước đợt bùng phát dịch thứ tư. Hoạt động sản xuất công nghiệp của cả nước trong tháng 5 vẫn tăng 1,6% so tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy khả năng chống chịu cao của ngành công nghiệp trong nước.

Nhận diện rủi do, chủ động triển khai kịp thời các giải pháp

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại, nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong ngắn hạn. Cùng với đó, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng có thể bị giảm nhẹ với sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Dịch Covid-19: Chủ động điều hành thực hiện

Tại báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những rủi ro trong công tác điều hành sáu tháng cuối năm cũng được nhận diện. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc ứng phó, ngăn chặn, kiểm soát thành công dịch Covid-19 là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định tới ổn định vĩ mô và phục hồi kinh tế trong những tháng cuối năm.

Động lực tăng trưởng cuối năm được xác định là khu vực công nghiệp-xây dựng và khu vực dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tao định hướng xuất khẩu. Bên cạnh đó còn động lực đến từ sự gia tăng đầu tư và mở rộng các hoạt động thương mại…Các bộ, ngành, địa phương cần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để huy động mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề xuất cần chủ động triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19, nhất là người lao động bị mất việc làm và lao động tại các khu công nghiệp.

TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết, công tác điều hành của Chính phủ đã có nhiều thay đổi phù hợp với tình hình mới. Các giải pháp trong sáu tháng cuối năm sẽ tập trung vào ba trụ cột chính, gồm ưu tiên chống dịch, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công và mở cửa tạo thông thoáng cho nền kinh tế.

Quan điểm của Chính phủ là từng địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để có các giải pháp thực thiện thành công “mục tiêu kép”, sau đó nghiên cứu đánh giá tác động để nhân rộng trong cả nước.

Đơn cử, vụ thu hoạch vải của Bắc Giang rơi vào đúng thời điểm dịch bùng phát mạnh nhưng địa phương này đã chủ động có kế hoạch ứng phó bằng cách xây dựng các vùng vải an toàn; tiêm vaccine cho người trồng vải và lái xe chở hàng đến điểm tiêu thụ; đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tạo “luồng xanh” để vải thiều nhanh chóng được thông qua các chốt kiểm soát dịch Covid-19 khi đủ thủ tục quy định về phòng, chống dịch… và mở nhiều kênh tiêu thụ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

“Với cách điều hành này, tôi tin là vụ vải của Bắc Giang năm nay sẽ thành công, mở ra hy vọng có những vụ mùa thành công cho nhiều mặt hàng nông sản khác để từ đó đem lại khởi sắc cho cả nền kinh tế. Đó cũng chính là phương châm điều hành từ thực tiễn kiểm nghiệm chính sách vĩ mô. Chính phủ đang thực hiện theo đúng phương châm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là lượng đổi thì chất đổi, làm từ những việc nhỏ, thành công ở từng địa phương để nghiên cứu đánh giá tác động của nó rồi mới nhân rộng lên cấp quốc gia”, TS Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề quan trọng cũng được Chính phủ xử lý rất nhanh. Như việc quyết định cơ chế nhập khẩu vaccine hay họp đột xuất để giải quyết vướng mắc về nguyên vật liệu cho dự án đường cao tốc Bắc-Nam nhằm thúc đẩy đầu tư công.

Cùng chuyên mục

Tin khác

BIDV và InfoPlus ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển sản phẩm ngân hàng trên nền tảng InfoCMS

BIDV và InfoPlus ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển sản phẩm ngân hàng trên nền tảng InfoCMS

Ngày 23/05/2023, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển sản phẩm ngân hàng trên nền tảng số InfoCMS giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty TNHH InfoPlus.
Việt Nam chi hơn 808,67 triệu USD nhập khẩu dược phẩm

Việt Nam chi hơn 808,67 triệu USD nhập khẩu dược phẩm

Quý I/2023, Việt Nam chi hơn 808,67 triệu USD nhập khẩu dược phẩm, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Không được dùng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp

Không được dùng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Sở Y tế TP.HCM “tuýt còi” hàng loạt cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế

Sở Y tế TP.HCM “tuýt còi” hàng loạt cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế

Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế từ ngày 8/2/2023 đến 16/4/2023.
Xuất khẩu phân bón sụt giảm mạnh trong quý I/2023

Xuất khẩu phân bón sụt giảm mạnh trong quý I/2023

Quý I/2023 cả nước xuất khẩu 404.912 tấn phân bón các loại, tương đương 183,58 triệu USD, giá trung bình 453,4 USD/tấn.
Dược phẩm Úc Châu bị phạt 50 triệu đồng do không cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc

Dược phẩm Úc Châu bị phạt 50 triệu đồng do không cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Úc Châu do đã không cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật.
Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường

Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường

Trong Hội thảo khoa học về tiêu thụ đồ uống có đường đối với sức khỏe, tác động của chính sách thuế và giá mới đây do Bộ Y tế tổ chứ, Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.
Tạo đòn bẩy kinh tế khu vực bằng các dự án khu đô thị

Tạo đòn bẩy kinh tế khu vực bằng các dự án khu đô thị

Trong những năm gần đây, vai trò của các nhà đầu tư thể hiện dấu ấn khá đậm nét với những khu đô thị hiện đại, là đòn bẩy cho sự phát triển của thị trường bất động sản cũng như kinh tế- xã hội của khu vực.
9x nuôi loài cá bé xíu mà “hung dữ”, 4 tháng bỏ túi nửa tỷ đồng, người người tìm đến xin bí quyết

9x nuôi loài cá bé xíu mà “hung dữ”, 4 tháng bỏ túi nửa tỷ đồng, người người tìm đến xin bí quyết

Để đáp ứng nhu cầu về cá tai tượng da beo ngày càng tăng của thị trường, nhiều nông dân tại tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng đã thử nghiệm mô hình nuôi cá tai tượng da beo trong môi trường trang trại, ao hồ kênh rạch có hệ thống.
Xuất siêu cả nước trong 11 tháng 2022 tăng vọt so với cùng kỳ, đạt 10,6 tỷ USD

Xuất siêu cả nước trong 11 tháng 2022 tăng vọt so với cùng kỳ, đạt 10,6 tỷ USD

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/11 cho thấy, trong tháng 11/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 57,58 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng trước và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD, tăng 10 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động