Dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam - Kỳ 1: Giá trị và sự đổi thay

TH&SP Dịch Covid-19 lan nhanh trên thế giới bao trùm lên nền kinh tế một màu u ám, kéo theo nhiều hệ lụy trong xã hội. Người dân lo lắng kèm theo nỗi sợ hãi về sự lây lan của dịch bệnh đối với bản thân và gia đình.

Tính đến sáng ngày 04/04/2020 dịch bệnh Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, vùng lãnh thổ có 1.098.386 ca nhiễm bệnh, tử vong 59.159 người, đã chữa khỏi 228.893 người, tại Việt Nam có 239 người nhiễm và 85 người đã được công bố chữa khỏi.


Bảng thống kê số ca nhiễm và tử vong tại các quốc gia trên thế giới đến 7h00 ngày 3/4/2020. Nguồn Tuổi trẻ online.


Kể từ khi xuất hiện tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc đến nay Covid-19 đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến con người và lan rộng ra các quốc gia trên thế giới. Dịch bệnh xuất hiện tưởng mang theo một mầu u ám bao trùm nền kinh tế của tất cả các quốc gia từ Châu Á, đến Châu Âu và lan rộng trên toàn thế giới.

Cuộc sống sinh hoạt của con người bị đảo lộn, học sinh không đến trường, hạn chế ra đường, hạn chế tụ tập, ngừng các hoạt động kinh doanh không cần thiết như: vui chơi, giải trí, café, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn. Nhà máy, công xưởng giảm tải công nhân, nhiều doanh nghiệp công bố đóng cửa hoặc tạm thời đóng cửa…

Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh đời sống, gia đình, xã hội. Những ngã tư đèn xanh đèn đỏ người đứng đợi như nêm, cảnh tắc đường trong giờ tan tầm đã không còn, các quán nhậu ồn ào đông đúc nay cửa đóng với tấm bảng tạm nghỉ treo ngoài cửa, trường học tạm nghỉ, trẻ con quen dần với việc ở trong nhà, quen với các buổi học online trên phần mềm máy tính, trực tuyến trên truyền hình.

Phố xá thưa thớt người trong giờ tan tầm


Nhiều bậc phụ huynh tháng trước còn loay hoay với việc con nghỉ biết thu xếp công việc thế nào để trông con thì nay nhiều gia đình cả nhà cùng nghỉ... tất cả đều quen với việc đeo khẩu trang khi ra đường, rửa tay với cồn hoặc nước như cơm ăn, áo mặc hàng ngày.

Cuộc sống đảo lộn, khẩu trang từ một thứ rẻ như cho sang đắt như vàng, nước rửa tay mọi khi để đầy trên các kệ hàng kèm theo rất nhiều thứ khuyến mại thì nay tranh nhau xếp hàng mãi mới mua được một chai. Thế mới biết mỗi thứ đều có giá trị riêng của nó miễn là đúng lúc, đúng thời điểm.

Người dân xếp hàng mua khẩu trang trên một tuyến phố ở Hà Nội - Ảnh: Kênh 14


Nền kinh tế bị ảnh hưởng, bắt đầu từ những ngành nghề kinh doanh có lợi nhuận cao và hút khách như: bất động sản, du lịch, hàng không, xăng dầu, ngân hàng, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, đến những người bán trà đá vỉa hè cũng bị ảnh hưởng.

Bất động sản nhà đất đóng băng, ngưng giao dịch. Nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán tháo nhằm thu hồi vốn hoặc chấp nhận bán lỗ mới mong có người mua.

Tạm dừng các chuyến bay, không cấp visa xuất nhập cảnh đến và đi khiến cho ngành kinh doanh bất động sản du lịch gần như đóng cửa. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì trong tháng 2/2020 lượng khách đến Việt Nam giảm 37,7% so với tháng 1/2020. Chắc chắn trong tháng 3 và tháng 4 này, lượng khách sẽ còn sụt giảm gần như 80-90%.

Từ đầu năm đến nay, nhiều lễ hội tạm dừng. Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/03 âm lịch năm nay cũng thưa người về tham dự.

Ngành hàng không mấy năm gần đây số lượng khách hàng càng ngày càng tăng, mở thêm hãng bay, các hãng hàng không mở thêm đường bay, tăng chuyến lợi nhuận thu về là con số khổng lồ. “Thượng đế” bị “Delay” một hai tiếng là chuyện xảy ra như cơm bữa. Thậm chí, nhiều khách hàng còn đổi tên hãng hàng không thành “Sorry Air Lines”. Bây giờ, khi ra sân bay vào quầy làm thủ tục hay cửa an ninh ra máy bay thì đường thông, hè thoáng nhiều khi là một mình một đường.

Nhiều hãng hàng không cắt giảm nhân sự, giảm giá vé, đóng đường bay nhằm đối phó với dịch Covid-19


Các hãng hàng không đua nhau giảm giá, thu hút khách hàng, giá vé rẻ đến mức có những chuyến bay Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh mà chỉ có mấy chục nghìn đồng nhưng lượng khách mua vé cũng chỉ một hai chục người. Thế mới biết khách hàng quan trọng như thế nào, để có một hãng hàng không phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng nhưng việc nó có tồn tại được hay không lại quyết định bằng những tấm vé khách hàng bỏ tiền mà đôi khi chỉ là mấy chục nghìn đồng thôi. Đặc biệt, kể từ 0h ngày 30-3 đến hết 15-4, các hãng hàng không Việt Nam chỉ được khai thác vận chuyển hành khách với tần suất như sau:

Đường bay Hà Nội - TP.HCM - Hà Nội: Mỗi hãng hàng không Việt Nam được khai thác 1 chuyến/ngày. Các đường bay Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - Phú Quốc và ngược lại: Mỗi hãng hàng không Việt Nam được khai thác 1 chuyến/ngày/đường bay. Các đường bay TP.HCM - Đà Nẵng, TP.HCM - Phú Quốc và ngược lại: Mỗi hãng hàng không Việt Nam được khai thác 1 chuyến/ngày/đường bay.

Bộ Giao thông vận tải dừng toàn bộ các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại đến Hà Nội, TP.HCM và ngược lại. Điều đó, khiến cho các hãng bay lao đao và tìm cách giảm biên chế nhân viên hay nợ lại tiền nhà kho, bãi đậu lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Máy bay không bay, xăng không bán được, người dân hạn chế ra đường kéo theo giá xăng giảm xuống mức 12.560đ/lít. Chính phủ điều chỉnh giá xăng dầu 6 lần từ đầu năm 2020 đến nay. Giá gas cũng quay đầu giảm mạnh, người dân vui mừng, người kinh doanh lo lắng, Chính phủ trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để hỗ trợ người dân trong đợt dịch Covid-19.

Hệ thống ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế, mọi năm vào thời gian này khách hàng đã tấp nập, doanh nghiệp lũ lượt trình hồ sơ xin vay vốn, dòng tiền huy động và cho vay tuần tự như dòng quay của đồng hồ mỗi ngày.

Ngân hàng nhà nước lên phương án hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19


Bỗng dưng Covid 19 xuất hiện doanh nghiệp không cần hoặc cần thì cũng không nhiều nên dòng tiền lưu lượng thấp, ngân hàng phải giảm lãi xuất cho vay tìm đến khách hàng mời gọi cho vay. Thực tiễn thay đổi, quy luật cung cầu luôn đúng, ngân hàng phải có những điều chỉnh phù hợp hơn, phục vụ chuyên nghiệp hơn để giữ lại “miếng bánh” mà doanh nghiệp mang đến. Thế mới biết kinh tế thị trường là lợi ích và quyền lợi của hai bên không có chỗ cho sự trịnh thượng, ban cho.

Dịch bệnh đến doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hay cắt giảm nhân công người lao động tìm mọi cách để có công việc ổn định, không phải ở nhà “ngồi chơi xơi nước”. Doanh nghiệp được một phen chứng minh sức khoẻ sự đề kháng, miễn nhiễm của mình trước dịch bệnh mang tính chất toàn cầu.

Mạng xã hội tràn ngập thông tin cập nhật về dịch bệnh Covid-19. Nhiều cá nhân tung tin giả thất thiệt gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng tâm lý của người dân. Cơ quan chức năng xử phạt hành chính rất nhiều trường hợp và yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

Một cơ sở sản xuất khẩu trang vải


Nhiều trang bán hàng online nhan nhản khẩu trang kháng khuẩn, nước rửa tay, máy đo nhiệt độ với giá cao ngất ngưởng mà vẫn liên tục kêu khan hàng, hết hàng.

Trong lúc cả xã hội, hệ thống chính trị của nhà nước đang tập trung phòng chống dịch bệnh thì một số cá nhân vì mục đích, lợi ích của chính mình mà trà đạp lên tất cả nhằm trục lợi từ những mặt hàng khan hiếm, đẩy giá lên cao, găm hàng khiến cho hàng hóa đã thiếu lại càng thiếu, đã đắt lại càng đắt hơn.

Để đồng hành với hệ thống chính trị trong việc phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 mỗi công dân cần có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc tự bảo vệ bản thân, gia đình và toàn xã hội.

Mời bạn đọc theo dõi kỳ 2: Dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam: Sự sẻ chia và quyết tâm thắng dịch.

Linh Hương (Theo HHTH)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp đà tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp đà tăng trưởng ấn tượng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một trong những “điểm sáng” của xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đầu năm là giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Giá trị xuất khẩu năm nay tăng hơn 32% so với cùng kì năm ngoái.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng trưởng ấn tượng

Trung Quốc & HK được đánh giá là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc “sôi nổi” nhất của Việt Nam trong năm 2023 và trong quý đầu năm nay.
Vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng như cảnh báo

Vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng như cảnh báo

"Sau quá trình kiểm tra kỹ lưỡng từ cả mẫu đất, nước, phân bón, vật tư, thuốc kích thích sinh trưởng, hóa chất xử lý sầu riêng. Chúng tôi đều không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng cadimi như Trung Quốc cảnh báo”, ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói.
Brazil tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam

Brazil tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil trong quý đầu năm 2024 đạt gần 28 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.
Để sầu riêng không còn nỗi lo chung

Để sầu riêng không còn nỗi lo chung

Năm 2023, xuất khẩu sầu riêng mang về giá trị trên 2,24 tỉ USD và hiện vẫn đang tăng tốt. Tuy nhiên, ngành hàng này ẩn chứa nhiều bất ổn do phát triển quá nóng.
Hải Dương chủ động tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hải Dương chủ động tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Năm 2024, huyện Thanh Hà (Hải Dương) có 3.282 ha vải, trong đó vải sớm khoảng 1.900 ha, còn lại là vải thiều chính vụ. Theo đánh giá sơ bộ, năm nay, sản lượng vải của huyện Thanh Hà ước khoảng 20.000-22.000 tấn.
Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Các nhà nhập khẩu cá ngừ Trung Đông có xu hướng mở rộng nhập khẩu từ các nước khác tránh phụ thuộc vào Thái Lan, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc hay Seychelles. Do đó, cạnh tranh tại thị trường này đang ngày càng gia tăng.
Xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam trong tháng 3/2024 thu về hơn 18 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả này là tín hiệu cho thấy sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường.
Yến sào xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Yến sào xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Lô yến sào đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp, đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu.
Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.
"Thủ phủ vải thiều" miền Bắc mất mùa lớn

"Thủ phủ vải thiều" miền Bắc mất mùa lớn

Vải thiều là cây trồng giúp nông dân Bắc Giang thu gần 5.000 tỷ đồng trong năm 2023. Thế nhưng năm nay, 'thủ phủ' vải thiều Bắc Giang mất mùa lớn. Sản lượng vải cả năm dự báo sụt giảm 50% so với năm 2023, đạt trên dưới 100.000 tấn.
Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Có nhiều người lầm tưởng rằng protein chỉ có trong thịt, thực tế thì nhiều loại rau cũng chứa hàm lượng protein cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với ăn nhiều thịt.
Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen cấp đông sang Nhật Bản

Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen cấp đông sang Nhật Bản

Sau hai năm đàm phán, sáng 7/5, Đồng Tháp tổ chức lễ công bố lô hàng đầu tiên với 15 tấn củ sen xuất khẩu đi Nhật Bản, mở ra cơ hội trồng sen lấy củ ở miền Tây.
Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Sau 3 lần hủy đấu thầu vàng, giá vàng miếng SJC tăng vọt lên trên 86 triệu đồng/lượng, nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.
An Gia (AGG) thu nghìn tỷ từ bàn giao sản phẩm dự án trong quý đầu năm 2024

An Gia (AGG) thu nghìn tỷ từ bàn giao sản phẩm dự án trong quý đầu năm 2024

Nhờ tiếp tục bàn giao các sản phẩm tại dự án Westgate (Bình Chánh, TP.HCM) và The Standard (Bình Dương), An Gia đạt lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 200 tỷ đồng trong quý I/2024. Công ty duy trì cơ cấu tài chính lành mạnh, nợ vay thấp và tiến đến hết nợ trái phiếu trong quý II/2024.
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, việc đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính đó là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
8 điểm nổi bật trên bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm

8 điểm nổi bật trên bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực, nhìn chung tốt hơn tháng 3 và 3 tháng đầu năm; tính chung 4 tháng đầu năm 2024 đạt được kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực, với 8 kết quả nổi bật.
Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Trong Quy hoạch Trồng trọt đề ra định hướng đến năm 2030, cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000ha sầu riêng, nhưng hiện nay diện tích trồng sầu riêng đã vượt gấp đôi so với định hướng phát triển sầu riêng trong đề án phát triển.
Xuất khẩu thủy đã có tín hiệu hồi phục

Xuất khẩu thủy đã có tín hiệu hồi phục

Quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD.
Quy định mới về nhập khẩu hàng hóa của Đài Loan

Quy định mới về nhập khẩu hàng hóa của Đài Loan

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan (TFDA) áp dụng quy định mới cho hàng hóa nhập khẩu dùng làm thực phẩm và được phân loại theo mã CCC.
Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Australia yêu cầu trái bưởi tươi của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu các biện pháp quản lý rủi ro an toàn sinh học đối với 19 loài sinh vật gây hại .
Thế giới hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, cơ hội lớn cho Việt Nam

Thế giới hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, cơ hội lớn cho Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo năm 2024, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, đây sẽ là cơ hội cho các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Trong khi nhiều dự báo cho thấy thị trường cá ngừ toàn cầu sẽ phục hồi, ngành cá ngừ Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức có thể kìm hãm sự tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023 nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.
Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tính đến ngày 20/4/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu tháng 4/2024 giảm 8,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, do tăng khá mạnh trong quý I, nên tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động